Sâu răng là bệnh phổ biến ở Việt Nam hơn 50% trẻ em và người lớn ở Việt Nam bị bệnh sâu răng mỗi năm, việc răng sâu, nhổ răng không phải là cách giải quyết duy nhất khi răng bị sâu. Khi răng bị sâu, bất kể là răng nào, bạn cũng nên có phương án điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Răng chỉ được nhổ khi không thể bảo tồn được, đó là phương châm điều trị của các bác sĩ nha khoa.
Xem xét tình trạng nghiêm trọng của răng sâu mức độ sâu răng đã ăn lan sang tủy; tủy răng chết gây nhiễm trùng, răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến… thì nhổ bỏ được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.
Nhưng nếu tình trạng sâu mà sau điều trị sâu răng vẫn có thể trám răng sâu hoặc bọc răng sâu được thì sẽ tiến hành theo phương án bảo tồn răng mà không nhổ. Điều này sẽ được đặc biệt cân nhắc đối với trường hợp của bạn vì tất cả các răng hàm đều bị sâu.
Nhưng điều cần thực hiện trước khi nhổ răng sâu
Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh án của bạn và chụp film X-quang. Phim tia X cho thấy chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, bác sĩ ước tính được mức độ khó hay dễ của răng bạn.
Trước khi nhổ, vùng xung quanh răng được làm tê. Các bác sĩ sử dụng một chất làm tê cục bộ để làm tê vùng miệng nơi có răng cần nhổ. Đối với nhổ răng thông thường, sau khi khu vực đó được gây tê, răng được làm cho lung lay và lỏng lẻo bằng một dụng cụ gọi là cây nạy, sau đó được nhổ ra bằng kềm nha khoa. Bác sĩ còn có thể mài và tạo hình lại xương ổ phía dưới. Cuối cùng họ có thể khâu đóng mép lại bằng chỉ.
Nhổ răng sâu có gây ảnh hưởng tới sức khỏe ?
Nhổ răng sâu không phức tạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện nay, các điều trị nhổ răng sâu đều diễn ra khá nhanh chóng và giảm thiểu sự đau đớn nhờ vào lượng thuốc tê và kĩ thuật gây tê hiệu quả của nha sĩ. Quy trình nhổ răng tại Nha Khoa Đại Việt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, dụng cụ y tế và phòng ốc đảm bảo vô trùng. Vì vậy bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với nha khoa chúng tôi.
Giải pháp sau khi nhổ răng:
Nếu phải nhổ răng thì bạn có 2 cách trồng răng giả để lựa chọn:
– Một là cắm Implant: tức là cắm 1 chân răng giả vào, sau đó làm thân răng giả bên trên. Cách này gần giống với răng thật nhất (có cả chân răng và thân răng) nên sẽ thoải mái nhất, nhưng chi phí hơi cao và còn tùy thuộc vào chất lượng xương hàm của bạn ở vị trí đó. Nếu bạn để chân răng không chữa trị quá lâu, vi khuẩn tạo ổ mủ lớn gây hủy xương xung quanh thì khó có thể cắm Implant được do không đủ xương để giữ Implant. Lúc này phải ghép xương trước khi cắm Implant thì mới đảm bảo.
– Cách thứ 2 là làm cầu răng sứ: đây là cách phổ biến nhất do làm nhanh, chi phí chấp nhận được. Do không có chân răng để giữ thân răng giả nên thân răng giả sẽ được giữ bằng 2 răng bên cạnh. Bác sĩ sẽ phải mài 2 răng bên cạnh của bạn nhỏ lại, sau đó lấy dấu và làm răng sứ cho cả 3 răng cùng lúc và dính liền nhau. Bằng cách đó khi gắn răng sứ vào 2 răng bên cạnh thì thân răng giả đồng thời được gắn vào chỗ trống.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau (bạn có thể tham khảo thêm bài viết: So sánh cấy ghép Implant và trồngrăng sứ), để chọn được giải pháp là phù hợp với bản thân, bạn cần đến trực tiếp nha khoa chúng tôi để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và từ đó tư vấn cho bạn một cách tốt nhất.
Chú ý sau khi nhổ răng sâu:
Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.
Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu sau khi nhổ răng. Trong vài trường hợp, bác sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa cho bạn. Bạn cũng nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút. Bạn nên uống bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu bạn vẫn còn thấy sưng, đau nhiều, chảy máu hay sốt, hãy báo với bác sĩ nha khoa ngay.
ADS HERE !!!