Răng khôn là răng mọc sau cùng nó không xuất hiện với trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc khi đã thay răng. Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn độ tuổi này.
Vị trí răng không hình minh họa: internet
Răng khôn thường mọc mọc lệch với nhiều tư thế khác nhau.
1. Các thế mọc nguy hiểm của răng khôn
Răng số 8 là chiếc răng bất tuân mệnh lệnh nhất trên cung hàm. Nó “bất trị” đến mức có thể mọc theo bất cứ chiều hướng nào mà nó thích.
Tai biến do răng hàm số 8 mọc lệch
Có thể kể đến các thế mọc răng khôn số 8 thường gặp như sau:
– Răng số 8 mọc lệch ra má
– Răng số 8 mọc lệch 90 độ
– Răng số 8 mọc lệch vào phía trong
– Răng số 8 mọc đâm ngang sang răng hàm số 7
– Răng số 8 mọc ngược vào trog xương hàm
– Răng số 8 bị lợi trùm và bị kẹt ở chân răng số 7.
2. Những nguy hiểm có thể gặp phải khi răng hàm số 8 mọc lệch
Có thể nói, trong tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều gây đau. Cảm giác đau nhức có thể rất dữ dội, làm sưng má, cứng hàm và không thể ăn uống bình thường được.
Các tư thế thường gặp khi mọc răng khôn
Răng số 8 mọc càng lệch thì mức độ biến chứng càng nặng. Thậm chí có thể dẫn đến những tai biến ảnh hưởng đến hàm mặt, đến mắt,…
Răng số 8 thường mọc thấp và rất dễ chạm vào dây thần kinh trong xương hàm nên không nên tự ý nhổ răng
Chưa kể đến những nguy cơ sau khi răng 8 đã ổn định trên cung hàm. Đó là bệnh lý răng miệng, là nguy cơ bị hỏng răng số 7 vốn là răng ăn nhai quan trọng,…
3. Phải làm gì khi bị mọc lệch răng số 8
Ngay khi phát hiện bị mọc lệch răng 8 bạn nên tính đến việc đi nha sỹ để xin lời khuyên có nên tiếp tục duy trì chiếc răng này hay không. Tất cả những biện pháp can thiệp tới răng, đặc biệt là răng khôn thì nhất thiết phải có sự kiểm soát của bác sỹ. Vì thế mọc của răng này rất phức tạp, thường bị chạm vào dây thần kinh trong xương hàm và mọc quá sâu, lại lệch lạc. Nếu bạn tự nhổ hay thực hiện bất cứ mẹo vặt nào cũng đều rất nguy hiểm cho hàm mặt nói chung.
Răng khôn x quang
Quá trình nhổ răng tại Nha khoa Đại Việt luôn được các bác sỹ kiểm soát cẩn thận trong tất cả thao tác
Đó là lý do mà tại sao khi điều trị răng khôn, các bác sỹ
Nha khoa Đại Việt đều rất thận trọng, phải qua khảo sát và thắm khám kỹ lưỡng. Chỉ khi chắc chắn rằng răng không có ý nghĩa gì, duy trì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và việc đình chỉ răng 8 không gây ra bất cứ tại biến nào, bác sỹ mới tiến hành nhổ răng. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về việc nên nhổ hay không chiếc răng “ngang bướng” này thì có thể liên hệ về trung tâm để được các bác sỹ hướng dẫn và tư vấn nên xử trí như thế nào là tốt nhất.
QUY TRÌNH
Quy trình nhổ răng được thực hiện trong điều kiện vô trùng khi nhổ, đặc biệt việc thực hiện “tiểu phẫu” để loại trừ răng khôn sẽ có nhiều quy trình nghiêm ngặt giúp bệnh nhân không đau và ê buốt.
KHÁM KIỂM TRA TỔNG QUÁT.
– Kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng.
– Kiểm tra tổn thương răng ở những chỗ khuất .
– Lên kế hoạch điều trị.
TIẾN HÀNH CHỤP PHIM RĂNG CẦN NHỔ.
– Chụp phim răng khôn hoặc răng dự định nhổ.
– Nghiên cứu phim chụp để tách răng nhẹ nhàng nhất.
GÂY TÊ BẰNG THỦ THUẬT THẬT NHẸ NHÀNG.
– Nha sĩ xem hồ sơ để quyết định loại thuốc dùng để gây tê.
– Tiến hành dùng thuốc gây tê.
– Kiểm tra hoàn tất việc gây tê hoàn tất.
DÙNG DỤNG CỤ CHUYÊN BIỆT ĐỂ NHỔ RĂNG.
– Nha sĩ tiến hành thao tác chuẩn bị.
– Nha sĩ dùng dụng cụ chuyên biệt để kéo răng ra.
– Hoàn tất việc tách răng khỏi xương hàm.
LÀM SẠCH VÀ MAY LẠI Ổ RĂNG ĐÃ NHỔ.
– Kiểm tra việc loại bỏ răng hoàn toàn khỏi xương.
– Làm sạch vết thương.
– Tiến hành vô trùng và may lại vết ổ răng đã nhổ.
HẸN SAU 1 TUẦN BÁC SĨ KIỂM TRA VÀ CẮT CHỈ.
– Nha sĩ chỉ dẫn việc dùng thức ăn sau khi nhổ răng.
– Đặt hẹn cắt chỉ khâu sau 1 tuần nhổ.